Log in

Please declare the exact username and password!

Forgot password?

Đăng Ký

Bạn phải điền đầy đủ thông tin đăng ký!

  

    [Hướng Dẫn] Dụng Cụ và Hướng Dẩn Kirigami và stencil

      Moderator
      bloodsucker

      Posts Posts : 126

      Points Points : 416

      Thanks Thanks : 196

      Gender Gender : Male

      JoinDate JoinDate : 2013-09-17

      #1

       Fri Oct 04, 2013 9:18 am

      1. Kirigami truyền thống

      Nghệ thuật sáng tạo dùng giấy cắt, là nghề thủ công dễ gây ngạc nhiên cho mọi người, nghề này chỉ cần có giấy, kéo, đôi khi là hồ dán. Với những dụng cụ đơn giản đó bất cứ ai cũng có thể tạo được những kiểu thiệp chúc mừng, lịch treo tường và những gói quà lạ mắt sẽ được mọi người tiếp nhận với sự vui thích.

      Trong ngôn ngữ Nhật Bản thì “kiri” có nghĩa là “cắt” và “gami” có nghĩa là “giấy”. Đối với nhiều mẫu thiết kế thì một miếng giấy có thể gấp một hoặc nhiều lần và cắt xuyên qua những lớp giấy này. Khi mở giấy ra bạn sẽ có được hình mẫu cân đối không ngờ. Theo tiên đoán, kirigami có liên quan đến origami, nghệ thuật xếp giấy nhưng nhiều người nhận thấy kirigami dễ học hơn.

      Cắt giấy chỉ cần theo ý muốn của bạn, ngay từ khi còn bé, trẻ em đã thích cắt giấy thành từng miếng nhỏ. Chúng vẽ tranh và dán những tấm hình này lên giấy nền trước khi cắt. Theo quyển Nghệ thuật cắt dán Kirigami cho thấy những kinh nghiệm này nếu được phổ biến cho người lớn cũng như trẻ em thì sẽ có được những sản phẩm kỳ diệu chỉ với vài đường cắt.

      Cắt giấy thủ công được thừa nhận là mang lại lợi ích cho ngành giáo dục trong lĩnh vực nghệ thuật, toán học, vẽ sơ đồ và sự kết hợp đồng bộ giữa tay và mắt. Khi mở rộng theo mối quan hệ không gian, hai loại cấu trúc đối xứng cần được chú trọng là: Đường kẻ đối xứng thể hiện ảnh ảo và đường tròn đối xứng di chuyển quanh tâm điểm.

      2. Kirigami hiện đại hay còn gọi là Origamic Architecture
       
      Các sản phẩm Origamic architecture (viết tắt là OA nhé) đã khá quen thuộc với các bạn trẻ, nhưng không nhiều người biết được nguồn gốc và xuất xứ của môn nghệ thuật rất đặc sắc này OA là một bộ môn nghệ thuật từ giấy, về cơ bản là chỉ dùng một tờ giấy và một con dao trổ, OA liên quan tới tính ba chiều của không gian và kiến trúc, được đưa vào thể hiện trên giấy để tạo ra những tác phẩm kiến trúc và hơn thế nữa là những tác phẩm nghệ thuật, đời sống hay những tác phẩm có tính suy tưởng và trừu tượng cao Khác với thiệp pop up truyền thống ,OA có xu hướng cắt giảm chỉ trong 1 tờ giấy , trong khi các mẫu pop up truyền thống lại có liên quan đến 2 hay nhiều mảnh hơn . Để tạo ra hình ảnh 3 chiều của các tác phẩm, đòi hỏi phải có kĩ năng giống như một kiến trúc sư Cha đẻ của OA chính là Masahiro Chatani , ông là giáo sư của Viện Công nghệ Tokyo . Ông cho rằng thiệp chúc mừng là 1 điều rất quan trọng trong văn hóa giao tiếp con người, nhất là tại Nhật Bản. Trong những năm 1980, Giáo sư Chatani bắt đầu thử nghiệm với cắt giấy và các nếp gấp để làm nên những mẫu pop up card đơn giản. Ông đã sử dụng kỹ thuật Origami( nghệ thuật xếp giấy) và Kirigami ( nghệ thuật cắt giấy) cũng như kinh nghiệm của mình trong thiết kế kiến trúc để tạo ra những mô hình phức tạp hơn , tạo hiệu ứng tuyệt vời với ánh sáng và bóng tối. Rất nhiều trong số các sáng tác của ông chỉ làm từ giấy trắng , khi hình thành các tác phẩm thường nhấn mạnh đến hiệu ứng đổ bóng của các vết cắt và nếp gấp. Trong lời tựa một cuốn sách của mình ông đã viết “ bóng tối và ánh sáng là một khung cảnh thơ mộng, mời gọi người xem vào một thế giới tưởng tượng” Lúc đầu , giáo sư Chitani chỉ đơn giản làm ra những tấm thiệp tặng bạn bè và gia đình. Trong gần 30 năm sau ông đã cho xuất bản hơn 50 cuốn sách về OA kirigami, pop up card. Ông tin rằng OA là cách tốt nhất để dạy thiết kế kiến trúc và đánh giá cao về kiến trúc , cũng như truyền cảm hứng quan tâm đến toán học, nghệ thuật và thiết kế ở trẻ em Ngày 18-5-2001 ông cùng các cộng sự của mình và nhiều tác giả trên thế giới đã tổ chức một cuộc triễn lãm về OA đầu tiên trên toàn TG. Tại cuộc triễn lãm Masahiro Chatani đã nói về nghệ thuật của mình “ OA sẽ giúp con người ta nhận ra được giá trị của đất nước và lịch sử của nước mình thông qua các công trình kiến trúc nghệ thuật được miêu tả trong nó.Đó là một trong những cách tốt nhất nuôi giữ lòng tự hào dân tộc, bảo tồn các di sản trong nước, phổ biến và đưa nó ra toàn thế giới
      một vài tác phẩm kirigami









      I/ Dụng cụ
      Đối với người mới chơi có thể bạn k cần tất cả các dụng cụ dưới đây, các dụng vụ và nguyên liệu cần thiết nhất là dao và giấy :)
      Đầu tiên tất nhiên bạn phải có PATTERN. Để tìm pattern bạn có thể tham khảo ở các album sau của page:
      - Album Pattern kirigami:
      [You must be registered and logged in to see this link.]
      - Album Nghệ thuật kirigami (+PAT):
      [You must be registered and logged in to see this link.]
      - Album Sách kirigami:
      [You must be registered and logged in to see this link.]

      Sau đó thì cần có các dụng cụ để làm như sau:

      1. Giấy:- Đa phần giấy sử dụng trong kiri là giấy có định lượng 180 gsm
      - Đối vs các mẫu 0 độ thì k cần giấy cứng và dày quá.
      - Đối với các mẫu 180 thì nên dùng giấy dày và cứng hơn 1 chút, tuỳ mẫu mà dùng giấy 180 - 200 - 220 gsm để đảm bảo độ chắc chắn và giữ hình dạng của mẫu.

      2. Dao:
      Gồm các loại dao mổ, dao chuyên dụng và dao rọc giấy. Dao càng sắc, lưỡi mảnh và nhỏ càng tốt. Để làm việc lâu bạn nên chọn các loại dao có cán thon, vừa tay cầm tao cảm giác thoải mái không mệt mỏi.
      Dao chuyên dụng (Nên dùng) : cán tròn dễ cầm, có thể thay thế bằng lưỡi dao mổ số 11
      [Hướng Dẫn] Dụng Cụ và Hướng Dẩn Kirigami và stencil 155605_457165357667792_2000014982_n


      Dao rọc giấy ( theo kinh Nghiệm hok nên sử dụng cắt các chi tiết bén và nhỏ)
      [Hướng Dẫn] Dụng Cụ và Hướng Dẩn Kirigami và stencil 249410_457165084334486_763537030_n


      Dao mổ: dùng cán số 3 và lưỡi số 11
      [Hướng Dẫn] Dụng Cụ và Hướng Dẩn Kirigami và stencil 72070_457165661001095_62801928_n


      3. Kéo:
      Có thể dùng kéo để cắt đường bao của chi tiết
      [Hướng Dẫn] Dụng Cụ và Hướng Dẩn Kirigami và stencil 252120_188913751159622_8279361_n


      4. Keo Hồ: Bạn nên có ít nhất ba loại keo như sau
      - Keo khô: hông hà 3k, thiên long 4k (giá cũ)... ưu điểm do khô nên không làm nhăn giấy rất thích hợp cho những mặt phẳng lớn. Keo khô có độ dính không cao và khô hơi lâu, nên không thích hợp cho việc cố định các mảnh ghép lại với nhau, mà chỉ dùng để gắn tạm, chỉnh sửa.
      - Keo sữa: hay còn gọi là keo dán gỗ loại này có bán ở các cửa hàng đồ điện. Nhược điểm ướt dễ làm nhăn giấy có mùi chua khó ngửi. Nhưng độ dính rất chắc và là loại keo không thể thiếu.
      - Keo 502: keo này khỏi bàn về độ dính và quá thông dụng với các bạn. Loại keo này dùng để cố định mảnh ghép cực tốt. Nếu bạn xài giấy dầy kết hợp với 502, độ cứng của mô hình được tăng lên rất nhiều, không thua đồ nhựa mỏng là bao. Thường sau khi chỉnh sửa, ghép bằng 2 loại keo phía trên, bạn nên đổ 1 lượng rất ít keo 502 (1 giọt) lên mép dán, keo khô rất nhanh và cố định rất chắc. Nhược điểm là do keo khô nhanh nên sau khi dán rất khó gỡ ra / chỉnh sửa lại.Nếu xài quá liều thì keo cũng sẽ chảy ra ngoài mép dán và lem vào mô hình, rất khó nhìn. Keo 502 cũng có mùi rất khó chịu và độc. Nếu dây ra tay thì sẽ gây cảm giác bỏng rát khó chịu.

      [Hướng Dẫn] Dụng Cụ và Hướng Dẩn Kirigami và stencil 253970_188913964492934_1652337_n


      5. Kẹp nhíp:
      Nhíp dùng để giữ, cố định những vật thể nhỏ mà bạn không cầm được, hoặc đơn giản là bạn không muốn sơn/ keo chảy vào tay mình. Đôi khi nhíp cầm chắc hơn là tay. Nên có 1 nhíp to và 1 nhíp nhỏ, tùy mục đích sử dụng. Đầu nhíp phải phẳng để có thể giữ mảnh ghép 1 cách chắc chắn nhất.Theo kinh nghiệm chỉ cần mua cái nhíp thứ 1 và cái cuối là đủ dùng

      [Hướng Dẫn] Dụng Cụ và Hướng Dẩn Kirigami và stencil 252190_188914037826260_4571038_n


      6. Thước:
      Nếu chủ yếu xài kéo thì có lẽ bạn sẽ không cần thước nhiều lắm. Tuy nhiên thước rất cần thiết khi bạn xài dao. Nếu có nhiều tiền bạn có thể mua loại thước sắt không rỉ( tầm 40k), có độ dầy cao (hơn 1mm). Nó sẽ giúp bạn cắt thẳng, không bị dao lẹm vào tay. Thước sắt cũng có ưu điểm là xài lâu không bị cắt lẹm đi bởi dao. Nếu không thì bạn cũng có thể mua loại thước nhựa bình thường, 5k/ cái. Nhớ chọn loại chỉ có 1 mặt đo, còn mặt kia không có gì. Khi cắt ta sẽ xài mặt dày của thước, như vậy dao cũng khó có thể lẹm vào tay. Nhớ cắt thẳng 90 độ so với mặt giấy để tránh dao lẹm vào thước, do thước nhựa khá mềm.
      Một tác dụng phụ của thước khi bạn dán: Đôi khi mảnh ghép của bạn hơi ẩm ướt và dễ rách, nhưng lại chưa dính chặt. Lúc đó bạn có thể đặt mảnh ghép lên 1 mặt phẳng mềm (xấp giấy, tạp chí..) sau đó ép cây thước lên trên thật chặt, rồi dùng tay miết . Do không tiếp xúc trực tiếp với mảnh ghép nên nó sẽ không bị rách (có thể dùng thước để tạo nếp gấp).
      [Hướng Dẫn] Dụng Cụ và Hướng Dẩn Kirigami và stencil 246591_457165994334395_1424196658_n


      7. Bút bi hết mực:
      Bút bi hết mực rất dễ kiếm, không tốn kém và là 1 vật rất quan trọng. Đa số các trường hợp, mô hình yêu cầu bạn phải gấp mảnh ghép lại trước khi dán. Nếu bạn cứ để thế mà gấp thì có thể đường gấp sẽ không thẳng, không đạt yêu cầu hoặc thậm chí làm gẫy giấy. Do vậy bạn nên dùng bút bi hết mực, kẻ lên nếp gấp trước, đủ mạnh để giấy gẫy sắn tại điểm đó, và sẽ chỉ ở điểm đó thôi. Khi đó nếp gấp của bạn mới đạt yêu cầu. (loại này chắc không cần phải up ảnh )

      8. Thớt lót (hay bàn cắt):
      Thớt lót có nhiều loại. Loại tốt nhất làm bằng cao su, giá khoảng 150k cho 1 miếng khổ A3 và dầy 3mm. Đây là loại tốt nhất do sự bền chắc, khả năng bảo quản lưỡi dao tốt (vì mềm nên không làm hỏng lưỡi) và dễ sử dụng. Loại này gần như không có nhược điểm (nhược điểm duy nhất là tìm mua nó quá khó, nếu bạn không ở tp HCM). Mình không nhầm là ở HN có bán ở hàng Mã.
      Loại thứ 2 là giấy. 1 xấp giấy nháp, tạp chí, báo cũng có thể sử dụng. Nhược điểm là dễ phát sinh mẩu giấy vụn làm rối mắt, có thể lẫn vào những mảnh ghép của bạn. Hơn nữa bạn phải thay thường xuyên sau 1 thời gian ngắn sử dụng vì chúng đã nát bươm. Loại này cũng bảo quản lưỡi dao tốt hơn những loại khác
      Loại thứ 3 là tấm ván gỗ. Loại này sau 1 thời gian thì mặt phẳng sẽ nham nhở và bạn lại phải thay mới thôi. Loại này ăn lưỡi dao cũng rất nhanh vì độ cứng không cần thiết
      Loại thứ 4 là mặt kính. Kính rất cứng nên nếu không làm rơi vật nặng lên nó thì hầu như không phải thay bao giờ. Cái mà bạn cần thay là lưỡi dao, và thường xuyên thay. Kính cũng khá trơn nên rất dễ cắt trượt, cắt vào tay hoặc lẹm vào mảnh ghép khác. Tuy nhiên có một số chi tiết theo kì cựu là cắt trên kính sẽ đẹp hơn :)

      Với những người mới bắt đầu, đây là những đồ nghề tối thiểu bạn nên có. Tất nhiên, đồ nghề chỉ là công cụ mà thôi. Quan trọng nhất vẫn là bạn, sự tỉ mẩn, kiên nhẫn, quan sát và sáng tạo, tất cả những thứ đó sẽ tạo nên một mô hình đẹp, có hồn. Hãy cứ bắt đầu từ những mô hình đơn giản nhất, và tăng dần độ khó theo thời gian. Sẽ có ngày tất cả mọi người phải trầm trồ trước sự khéo tay của bạn.

      [Hướng Dẫn] Dụng Cụ và Hướng Dẩn Kirigami và stencil 247540_188914197826244_273470_n
      bộ đồ chới lắm tiền nhiều của :b :b :b :b :b 


      II/ Hướng dẫn cơ bản
      1. Kirigami
      - Kirigami hiện đại:
      a. Thể loại 90 độ: Một loại thiệp được thiết kể xem được khi mở ra 1 góc 90 độ
      Đây là bản hướng dẫn chi tiết thể loại mẫu thiệp 90 độ nhé cả nhà

      [You must be registered and logged in to see this link.]  
      Trên pattern của thể loại này thường chia các đường theo 2 cáchCách1: đường liền nét (cắt) và đường đứt nét (gấp)Cách2: đường đen (cắt), đường màu xanh (gấp lồi) và đường màu đỏ ( gấp lõm ) hoặc ngược lại đường màu xanh (gấp lõm) và đường màu đỏ ( gấp lồi ). Để phân biệt bạn có thể nhìn vào hình mẫu có sẵn, hoặc tưởng tượng hình dựng lên sau khi hoàn thành :)


      b. Thể loại 180 độ: Một loại thiệp được thiết kể xem được khi mở ra hoàn toàn (180 độ)



      Thể loại này cần cắt 2 nửa của thiệp theo pattern rồi ghép 2 nửa lại với nhau và giữ cố định bằng keo dán.



      Loại này cần cắt rời các chi tiết trong pattern, sau đó ghép thành mẫu và sau đó đưa mẫu vào bìa thiêp.
      Ngoài ra cũng có 1 số mẫu dạng ghép chi tiết nhưng đã được cố định 1 vài chi tiết trên nền thiệp.
      Để gắn mẫu vào thiệp chủ yếu dùng chỉ để đính. Đây  là hướng dẫn đính chỉ  (nguồn: Tien Phuong)



      c. Thể loại 360 độ: Loại ít phổ biến nhất, là mẫu xem được khi giấy mở ra 360°.



      Loại này khá phức tạp và tuỳ vào mẫu

      d. Một loại nữa ít được nhắc đến là dạng 0 độ, chỉ bằng việc cắt giấy lồng các mảnh giấy vào nhau , bạn có thể tạo nên những bức tranh đầy tính nghệ thuật
      Loại này chỉ cần cắt như paper cutting và lồng thêm giấy làm ruột thiệp



      - Riêng kirigami truyền thống thì chỉ cần một miếng giấy có thể gấp một hoặc nhiều lần và cắt xuyên qua những lớp giấy này, khi mở ra sẽ được sản phầm :)



      2. Paper cutting - hay tranh cắt giấy
      Được chia thành nhiều loại, như : stencil, silhouette, chinese paper cut, scheren-schnitt...cái này phụ thuộc vào cách cắt và cách giữ các mảng màu mà gọi thành hoặc phong cách của một số nền văn hóa, chứ không phụ thuộc vào góc độ.

      Trong đó thì có 2 loại : stencil và silhouette là khá đối nghịch nhau.
      Silhouette chủ yếu là tạo phần hiển thị, tức là các nhân vật..v...v. ----> làm ruột thiệp là chủ yếu



      Stencil chủ yếu là tạo khung, các phần tử hiển thị bị cắt bỏ ra ngoài ---> làm bìa thiệp là chủ yếu
      Người ta tận dụng 2 điểm này để tạo nên các pop-up card đơn giản hoặc dùng nó làm nguyên liệu chính để thiết kế thiệp pop-up



      Để làm thể loại này cũng cần có các dụng cụ cơ bản như thể loại 0 độ của kiri hiện đại.
      Về một mẫu in đạt tiêu chuẩn thì thường là 2 màu tương phản như trắng đen hoặc đỏ trắng, hoặc các đường viền. Nhưng cách sửu dụng 2 màu tương phản sẽ tốt hơn vì có thể nhận ra rõ ràng đây là vùng bỏ đi và vùng giữ lại

      III/ Hướng dẫn cắt
      1. Cắt in hay cắt trực tiếp
      - Đây là cách đơn giản nhất và được các bạn chọn nhiều và các bạn mới tập chơi hay dùng
      - Có thể sử dụng in màu.
      - Giấy in phải dày, thường là 180gsm 120gsm...vì một mẫu tranh cắt giấy nếu độ dày của giấy quá mỏng như A4 thường thì rất khó khi cầm và có thể rách.
      - Các mẫu in thường là các đường nét
      - Phải in ngược mẫu

      ưu điểm : nhanh, đơn giản
      nhược điểm : khi cắt thì dễ bị ảnh hưởng của mồ hôi tay làm giảm chất lượng, các nét cắt khi xong thì vẫn còn các đường in, các chi tiết mãnh sẻ không thể hiện rõ được, sau khi in thì chất lượng giấy cắt cũng bị ảnh hưởng( thương là xơ giấy hoặc ẩm nếu để lâu)
      .....

      2. Cắt lót cắt gián tiếp
      - Đây là cách sử dụng tách biệt mẫu cắt và giấy cắt
      - Mẫu in được in luôn phần đen và in trên giấy A4
      - Giấy cắt có thể sử dụng nhiều màu theo ý mình, và độ dày giấy có thể tùy chọn
      - Có thể in theo bất kì chiều nào cũng được
      - Khi cắt thì người cắt phải cố định phần giấy in lên trên giấy cắt

      Ưu điểm : chi phí in rẻ, màu sắc giấy cắt có thể tùy chọn với các màu tối ( như đen, nâu thì khi in sẻ không bao giờ được), chất lượng mẫu cắt khá tốt
      Nhược điểm : khó khi áp dụng trên các mẫu cắt khổ lớn(A2,A1,A0), kĩ thuật cắt phức tạp hơn, người cắt phải thao tác trên 2 mặt cắt, lực tay sử dụng khá mạnh (vì có thể xuyên nhiều lớp giấy)
      .....
      Qua những phân tích trên thì người mới chơi nên dùng kiểu cắt in và lâu dần chuyển sang cắt lót để tăng độ tinh xảo của tác phẩm.
      Về các mẫu tự vẽ thì cũng tuân thủ theo như cắt in.

      IV/ Thông tin cụ thể về nơi mua dụng cụ:
      1. Hà Nội:
      _ Cửa hàng họa phẩm ngay cổng Trường Đại học Mỹ Thuật Hà Nội - phố Yết Kiêu
      _ Cửa hàng Thanh Phong là 70 ngõ 75 đường giải phóng, gần ĐH Xây dựng, bìa màu, dao, thước, thớt lót, A0
      _ Ngõ Đại An, Nguyễn Trãi - ĐH Kiến trúc có đầy đủ các loại dụng cụ
      _ 96B Đê La Thành: giấy A0 các màu
      _ Ngoài ra còn có thể mua giấy ở Hàng  mã, các nhà sách như Nguyễn Văn Cừ (đường  Xuân Thủy ) ...
      _ Dao mổ: các cửa hàng thiết bị y tế ở Phương Mai

      2. Hồ Chí Minh:
      _ Cửa hàng Ngàn Thông, 55A đường Pasteur-Q1
      _ Cửa hàng ArtFriend số 24 Lê Thị Riêng, P. Bến Thành, Q.1: giá cả hơi cao nhé mng
      _ Cáci cửa hàng bán đồ Mỹ THuật trước ĐH kiến trúc và ĐH kinh tế: Tiệm Tỷ Phước, Lộc...
      _ Tiệm in Lam Sơn ở đường Đồng Nai gần ĐH Bách Khoa giá 15k 1 tờ A0
      _ Phố giấy Hải Thượng Lãn Ông. Q5
      _ Chợ y tế Nguyễn Giản THanh Q10
      _ Số ‎105 Bùi Thị Xuân Q. Tân Bình

      3. Đà Nẵng:
      _ Hợp lực -  Nguyễn Chí Thanh  ( Gần quán Chuồn Chuồn Ớt )
      _ Đối  diện cổng trường Đại Học Kiến Trúc đà nẵng
      _ Nơi mua Nhíp hay  kéo đầu nhọn, dao - xung quanh cổng trường Y ở đường Hùng Vương
      _  Nhà sách Fahasa
      _ Bán Kim tuyến -   hoa sao  đường Trần Quốc Toản ....

      4. Nha Trang:
      _Dao cán tròn (nếu bạn có điều kiện): có tại tạp hóa Quỳnh Nga đường Bắc Sơn,60k trở lên  
      _Giấy:
      a. Shop Âu Cơ (đường Nguyễn Trãi): thường có giấy màu đen và màu sữa
      b. Shop Trí Đức (cạnh shop Âu Cơ): chuyên giấy 5k
      c. Nhà sách Phương Nam: giấy loại thường, thỉnh thoảng có ánh kim
      d. Nhà sách Fahasa: chuyên giấy ánh kim và các loại giấy có vân
      e. Shop Hằng Mơ (khu vực chợ Đầm): chuyên bán sỉ các loại giấy làm thiệp
      f. Metro: có bán nhưng không đa dạng, chưa từng mua lốc nào nên không biết nó bán loại nào, thường 1 lốc có đủ màu.

      5. Hải Phòng:
      _Keo: Chợ Đổ, chợ Cát bi
      _Giấy:  
      a. hiệu sách Tiền Phong và chợ Đổ
      b. chipishop ở 54/170 Thiên Lôi

      6. Cần Thơ:
      - Fahasa đường 30/4 hoặc Fahasa Co-op Mart
      - Nhà sách Phương Nam
      - Shop Xinh Xinh (gần ngã tư Mậu Thân cạnh bánh mì sài gòn)
      - Dao mổ lưỡi số 11, cán số 3. có thể mua ở các tiệm dụng cụ y tế trên đường trần hưng đạo hoặc kế phở 16 đường 3/2

      7. Biên Hòa:
      _Các cửa hàng PHOTO gần cao đẳng mỹ thuật
      _Nhà sách Dương Sang: giá từ 1,5-2.5k/A4
      _Dao x-actor: trên lầu chợ Biên Hòa

      8.Huế
      _Giấy trắng Kim Mai, 250gsm: quầy photocopy Vân Thái đường Phan Bội Châu, gần chợ Bến Ngự.
      _Giấy màu mua ở nhà sách Lạc Việt, đối diện BigC và các nhà sách khác
      _Dao mua ở các cửa hàng vật tư y tế, nhiều nhất là ở đường Ngô Quyền(loại lưỡi dao 11 dày và to), ở đường Trần Phú thì lưỡi dao mỏng và nhỏ hơn, lưu ý nên lắp ngược lưỡi dao để lưỡi dao khỏi lung lay khi cắt.

      9. Quy Nhơn:
      _ Nhà sách Fahasa Coop Mart
      _Tiệm tạp hóa Mỹ đối diện tr THCS Lê Hồng Phong
      _ Nhà sách Đại Chúng đường Trần Hưng Đạo

      CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!!!

      Nguồn từ VNK, Hội giấy các tỉnh, Hội quán tranh giấy  ....
      Tổng hợp và chỉnh sửa:  HỘI NHỮNG NGƯỜI ĐAM MÊ ĐỒ CHƠI GIẤY